Cách trị Mụn bằng Phấn Rôm hiệu quả CẤP TỐC sau 1 ngày? ĐÚNG hay SAI
Thời gian gần đây phấn rôm nổi lên và được nhiều chị em rỉ tai nhau như là một phương pháp mới giúp khắc phục mụn hiệu quả. Vậy thực hư cách trị mụn bằng phấn rôm như thế nào? Có mang lại hiệu quả thực sự hay còn tác dụng phụ nào khác? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Nội dung bài viết
I. Thành phần và công dụng của phấn rôm
Thành phần chính của phấn rôm là bột talc, muối kẽm, chất tạo màu, chất béo... Thường được dùng để bôi lên các vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hoặc có nhiều nếp gấp như nách, cổ, lưng, bẹn..., ngăn ngừa hăm, rộp da do bí hơi, ẩm ướt, trị rôm sẩy ở trẻ nhỏ.
Một trong những nguyên nhân gây ra mụn là lượng dầu và bã nhờn trên da tiết ra quá nhiều mà không thể kiểm soát. Trong khi đó, với thành phần của mình, phấn rôm có thể hỗ trợ kiềm dầu vô cùng tốt nên được nhiều người sử dụng để điều trị và ngăn ngừa mụn hình thành.
Là một nguyên liệu dễ tìm mua ở các cửa hàng mỹ phẩm hoặc siêu thị với mức chi phí rẻ nên cách trị mụn bằng phấn rôm rất được ưa chuộng. Một thời gian dài nó gây sốt trên khắp các diễn đàn thẩm mỹ và được nhiều người truyền tai nhau về cách tẩy mụn thần thánh.
II. Các phương pháp trị mụn bằng phấn rôm được nhiều người ca ngợi
Những cách trị mụn bằng phấn rôm dưới đây khá phổ biến, được chúng tôi tổng hợp lại từ nhiều nguồn khác nhau. Hầu hết những phương pháp này đều là những kinh nghiệm truyền miệng, chưa được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả chữa mụn.
1. Cách bôi phấn rôm trị mụn đơn giản
Chỉ với 1 lọ phấn rôm mà không cần pha thêm bất kì một loại nguyên liệu nào khác, bạn đã có ngay một cách chữa mụn đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Thành phần của nó có khả năng hấp thụ các tuyến bã nhờn và dầu trên da mặt nên rất thích hợp cho những ai da dầu và da hỗn hợp. Khi thoa trực tiếp phấn rôm lên nốt mụn, nó có thể hỗ trợ làm khô nhân mụn nhanh chóng, giúp tình trạng mụn sưng, viêm nhanh chóng được cải thiện.
► Cách thực hiện
- Sau khi rửa sạch mặt, bạn để da mặt và tay thật khô.
- Nhẹ nhàng đổ phấn rôm ra tay và xoa lên các nốt mụn.
- Sau khoảng 15 phút, bạn dùng tay phủi hết bột phấn thừa ra ngoài.
- Rửa lại bằng nước ấm và sữa rửa mặt để làm sạch hoàn toàn da mặt.
Với phương pháp này, bạn có thể áp dụng 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi mụn hoàn toàn.
2. Trị mụn bằng phấn rôm và kem đánh răng
Kem đánh răng chứa một lượng nhỏ baking soda, được nhiều người thường xuyên sử dụng để chữa mụn đầu đen, mụn trứng cá và mụn cám vùng mũi. Kết hợp kem đánh răng với phấn rôm, bạn sẽ có ngay một hỗn hợp hoàn hảo có khả năng kiềm dầu, làm khô nhân mụn nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng vô cùng hiệu quả. Áp dụng phương pháp này thường xuyên giúp bạn nhanh chóng đánh bay các nốt mụn cứng đầu trên da mặt.
► Hướng dẫn cách thực hiện:
- Trộn thật đều 2 nguyên liệu này cho nhuyễn, mịn (có thể thêm vào một chút nước).
- Rửa sạch và thấm khô da mặt, chấm hỗn hợp vừa trộn lên từng nốt mụn hoặc xoa đều lên vùng da bị mụn.
- Chờ hỗn hợp khô trên da (10 phút) và rửa sạch lại bằng nước.
Hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần theo công thức trị mụn bằng phấn rôm và kem đánh răng, bạn sẽ sớm cảm nhận được nốt mụn xẹp dần và biến mất.
3. Massage mặt bằng phấn rôm giúp làm xẹp mụn
Các động tác massage mặt sẽ kích thích các mạch máu dưới da, hoạt động tốt hơn đồng thời lưu thông khí huyết giúp đào thải độc tố, hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả. Kết hợp massage với sản phẩm có khả năng làm xẹp mụn như phấn rôm sẽ khiến quá trình chữa mụn diễn ra nhanh hơn.
► Cách massage mặt như sau:
- Hòa phấn rôm với nước ấm thành hỗn hợp sệt (lưu ý trộn thật kĩ, tránh vón cục).
- Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị mụn sau khi rửa mặt, massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài trong khoảng 3 - 5 phút.
- Chờ hỗn hợp khô bớt rồi rửa lại bằng nước lạnh.
Phương pháp massage da mặt này vừa giúp kiểm soát lượng bã nhờn trên mặt đồng thời giảm sưng, viêm và ngăn chặn hình thành nốt mụn mới. Thực hiện đều đặn hàng ngày thì chỉ sau khoảng 2 - 3 ngày, bạn sẽ nhận thấy những nốt mụn bọc, mụn viêm hết sưng và dần xẹp xuống.
Trên đây là 3 cách trị mụn bằng phấn rôm, được chia sẻ rộng rãi trên mạng internet và có lượng người áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, hầu hết những người sử dụng chúng đều mới dừng lại ở việc "thử" hiệu quả chữa mụn của sản phẩm này. Vậy thực hư hiệu quả của giải pháp này như thế nào? Có thực sự chữa mụn không? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.
III. THỰC HƯ hiệu quả của cách trị mụn bằng phấn rôm
Vì công dụng kiềm dầu, ngăn mồ hôi giúp da khô thoáng nên nhiều người lầm tưởng, phấn rôm cũng có khả năng chữa mụn. Nhưng theo các bác sĩ da liễu tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, trong thời gian bị mụn, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm dạng dầu hoặc bột, để tránh làm tắc lỗ chân lông. Bạn nên lưu ý một điều quan trọng rằng, vi khuẩn và dầu thừa bịt kín lỗ chân lông, mới là nguyên nhân sinh ra mụn trứng cá.
Do vậy, mặc dù có thể kiểm soát tới 60% lượng dầu thừa trên da, nhưng vô tình nó lại khiến lỗ chân lông bị bí tắc, khiến cho tình trạng mụn trở nên ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, chúng còn chứa một lượng lớn hương liệu và chất phụ gia tạo mùi thơm, dùng trên da thường xuyên không chỉ làm da xấu đi, mà còn ảnh hưởng không tốt tới hệ hô hấp.
Sử dụng phấn rôm đôi lúc vẫn có thể "chữa cháy" cho bạn nếu bạn cần, làm xẹp mụn hoặc giảm dầu ngay lập tức, nhưng không nên lạm dụng. Tốt nhất, nếu da bạn nhạy cảm hoặc tình trạng mụn của bạn khá nặng, bạn không nên áp dụng cách trị mụn bằng phấn rôm này, mà thay vào đó bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng. Sử dụng nhiều rau xanh và tìm giải pháp khắc phục mụn được các chuyên gia da liễu và bác sĩ khuyên áp dụng. Chúc bạn thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
- Đừng bỏ lỡ cách trị mụn bằng RAU MÁ hiệu quả ngay TỨC KHẮC
- Hướng dẫn cách trị mụn bằng mật ong – Sạch mụn sáng da tại nhà
- Đập tan tường thành, vòng 1 căng tròn sexy tại Thẩm mỹ bệnh viện Hồng Hà
- Tổng hợp cách trị mụn cho bà bầu được bác sĩ phê duyệt AN TOÀN
- Trị Mụn bằng công nghệ Oxy Led có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?
- Spa trị mụn nào tốt nhất Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh? Review thực tế