bệnh viện thẩm mỹ chuẩn hàn quốc vi flag en flag 한국 표준 미용실

Giải đáp mọi thắc mắc về mụn trong tai: Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị

Tác giả:   Bác sĩ tư vấn   -  Tham vấn y khoa:   Bác sĩ Lê Thị Thủy

Mụn là một trong những thứ rắc rối hàng đầu mà ai cũng ái ngại. Mụn ở mặt, lưng, ngực, bụng,… đã “phiền toái” và gây ra cho khổ chủ không ít sự khó chịu, thế nhưng những nốt mụn trong tai còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Đặc biệt là mụn ở ống tai, có hiện tượng sưng và nổi mủ thì càng đau nhức và khó điều trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nguyên nhân và các giải pháp chữa trị mụn ở trong tai phù hợp nhất cũng như một số thắc mắc về tình trạng này trong bài viết sau đây nhé!

I - Mụn trong tai có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết

Mụn trên mặt là phổ biến và thường gặp nhất. Thế nhưng mụn trong tai không phải là hiếm gặp và tỉ lệ mắc phải loại mụn này cũng không hề thấp. Mụn nhọt trong lỗ tai không chỉ thấy được ở người lớn mà nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng bị nổi mụn tại vị trí này.

Mụn trên tai có thể là mụn trứng cá bọc, đầu đen, đầu trắng hoặc mụn mủ sưng to. Những ổ mụn ở vành tai, ống tai không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nhưng lại khiến khổ chủ cảm thấy đau nhức và khó chịu. Đặc biệt với những nốt mụn viêm mọc trong ống tai thì việc điều trị nó cực kì khó khăn và vất vả.

 mụn trong tai

Nhiều người nhầm lẫn những nốt mụn đầu đen trong tai là mụn ruồi

Ngoài những khó chịu mà mụn trong tai gây ra thì mức độ nguy hiểm của dạng mụn này cũng là yếu tố khiến nhiều người lo lắng. Liệu rằng mụn mọc tại vị trí chứa nhiều dây thần kinh như ở tai có sao không? nó ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây ra những hệ lụy nghiêm trọng khác?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu thì những vị trị mọc mụn sẽ phản ánh chính hiện trạng của cơ thể. Nếu như mụn mọc ở vùng chữ T cánh báo gan của bạn có vấn đề, mụn ở má là dấu hiệu cho thấy phổi không khỏe mạnh thì mụn nhọt trong lỗ tai lại được xem là hệ quả phản ánh sự mệt mỏi của thận.

mụn nhọt trong lỗ tai

Có mụn trong tai là dấu hiệu cảnh báo thận của bạn có vấn đề

Thận là một cơ quan trọng yếu chịu chức năng bài tiết chính của cơ thể. Khi lượng nước nạp vào cơ thể không đủ sẽ dẫn đến thận bị nhiễm độc tố và biểu hiện ra ngoài bởi chính những nốt mụn ở  tai. Bởi thế nên mụn nhọt trong tai thường không nguy hiểm mà có thể chỉ là phản ứng của cơ thể khi thiếu nước.

II - Nguyên nhân xuất hiện mụn nhọt, mụn bọc có mủ trong lỗ tai

Ngoài việc là biểu hiện của một cơ thể thiếu nước và thận có vấn đề thì mụn trong tai còn hình thành do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác. Sau đây là 5 nguyên nhân chính khiến vùng tai của bạn phát sinh những đốm mụn xấu xí này.

1. Viêm tai

Bệnh viêm tai thường xảy đến khi bạn bơi trong khu vực nước bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn và chất bẩn có trong nước sẽ đi vào tai và gây nhiễm trùng cho khu vực nhạy cảm này, ổ mụn cũng vì thế mà hình thành. Ngoài nguyên nhân trên, bệnh viêm tai còn có thể xuất hiện và gây mụn khi bạn sử dụng các dụng cụ không sạch sẽ để gãi hoặc ngoáy tai.

2. Nhiễm trùng khi xỏ khuyên vành tai

Rất nhiều trường hợp sau khi xỏ khuyên tai bị nhiễm trùng dẫn đến nổi mụn sưng và mụn mủ lớn. Tùy theo vị trí xỏ khuyên trên vành tai ngoài (trong), dái tai mà vết sưng sẽ xuất hiện ở vị trí gần đó. Nếu không chăm sóc vết nhiễm trùng kĩ càng thì bụi bẩn, dầu cùng với vi khuẩn sẽ khiến cho nó phát triển thành ổ mụn lớn, có mủ và gây đau đớn.

mụn nhọt ở tai

Xỏ khuyên bị nhiễm trùng có thể khiến phát sinh mụn nhọt ở vành tai

3. Không vệ sinh tai

Nếu thường ngày bạn không chú ý đến việc vệ sinh khu vực trong và ngoài tai, đồng thời sử dụng tay bẩn hoặc tai nghe không vệ sinh tiếp xúc trực tiếp xúc trực tiếp với tai sẽ khiến cho rất nhiều vi khuẩn xâm hại vào khu vực nhạy cảm này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến vùng tai vốn rất "yên bình" bỗng dưng xuất hiện thêm những ổ mụn đáng ghét.

4. Do nội tiết tố trong cơ thể

Sự thay đổi bên trong cơ thể sẽ phản ánh ra chính ngoại hình của bạn, đặc biệt là làn da. Mụn ở tai cũng vậy, sự có mặt của những ổ mụn đầu trắng, mụn trứng cá bọc rất có thể là biểu hiện của nội tiết bị rối loạn, nhất là phái nữ trong những giai đoạn thai kì hoặc kinh nguyệt.

5. Một số nguyên nhân nổi mụn trong tai khác

Một số bệnh mãn tính như ung thư có thể là nguyên nhân chính cho sự xuất hiện mụn nhọt trong lỗ tai. Nếu mụn không giống với những dạng thường thấy cũng như sưng lâu, không tự lành thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác tình trạng của cơ thể.

III - Cách chữa trị mụn nhọt trong lỗ tai hiệu quả nhất tại nhà

Mụn nhọt ở tai nhẹ thường tự biến mất sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, nếu bạn khó chịu với chúng và muốn loại bỏ thật nhanh thì có thể tham khảo một số cách điều trị sau đây.

1. Xử lý mụn ở trong tai bằng phương pháp tự nhiên

Đối với những nốt mụn bọc sưng đỏ ở tai, bạn có thể nhờ đến một số nguyên liệu tự nhiên để hỗ trợ làm xẹp chúng lẹ hơn. Giấm táo, húng quế hay trà đen được coi là những "thần dược" hàng đầu trong kháng viêm và chống sưng, sử dụng chúng cho những ổ mụn bọc tấy đỏ sẽ mang đến những chuyển biến tích cực, thúc đẩy mụn se lại và biến mất nhanh chóng.

2. Cách trị mụn trong tai đau nhức bằng thuốc uống

Bị mụn trong tai uống thuốc gì thì nhanh khỏi nhất? Đây có lẽ là thắc mắc của không ít người khi gặp phải tình trạng mụn sưng đau nhức và khó chịu ở tai.

Lời khuyên dành cho bạn là nếu mụn nhọt trên tai gây đau đớn và có chuyển biến ngày một nặng hơn thì cần đến bác sĩ để được chuẩn đoán nguyên nhân cũng như tìm ra giải pháp chữa trị nhanh chóng và triệt để. Bởi vì có thể đây không phải là mụn bọc thông thường mà có thể là triệu chứng của một căn mệnh nguy hiểm nào đó.

⚜️⚜️⚜️ TIN HAY: Trong thời gian qua cộng đồng mạng bàn tán nhau, về sự việc một khách hàng bị tử vong sau khi thực hiện căng da mặt tại thẩm mỹ Kangnam. Điều này khiến cho nhiều người đang có ý định làm đẹp tại đây hoang mang. Vậy thực hư vụ việc này như thế nào? Mời các bạn đọc chi tiết bài viết Thẩm mỹ viện Kangnam làm chết người: Sự thật vụ việc căng da tử vong

mụn mủ trong tai

Mụn bọc trong tai sưng to, nở loét và có mủ cần đến khám với bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra

IV - Một số lưu ý giúp làm giảm và ngăn ngừa mụn nhọt, mụn mủ ở tai

Bất kì dạng mụn nào cũng đều có thể khắc chế và ngăn ngừa chúng xuất hiện nếu biết cách chăm sóc da và loại bỏ những thói quen xấu gây mụn. Vậy nên làm gì để ngăn chặn chúng? Sau đây là một số lưu ý cần nhớ để mụn nhọt trong lỗ tai không còn là nỗi lo lắng của bạn nữa.

1. Vệ sinh, sát trùng sạch sẽ ổ mụn trong tai mỗi ngày

Nếu mụn sưng viêm thì bạn có thể nhờ người thân sát trùng vết mụn với nước muối sinh lý hoặc oxy già. Tự bản thân bạn cũng có thể thực hiện được bằng cách thấm bông gòn vào dung dịch oxi già rồi lau trực tiếp lên ổ mụn.

Ngoài việc sát trùng hàng ngày thì bạn cũng cần hạn chế chạm tay vào mụn nhọt ở tai, đặc biệt là khi tay chưa được vệ sinh kĩ càng với xà bông diệt khuẩn. Hơn nữa, các đồ dùng như tai nghe, khuyên tai (đối với những nốt mụn ở vị trí gần đó) cũng không nên sử dụng để không lây nhiễm vi khuẩn lên khu vực vết mụn.

2. Kiêng một số thực phẩm nóng cho cơ thể

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe của làn da. Nếu bạn thường xuyên sử dụng những đồ ăn có tính nóng thì chắc chắn việc nổi mụn trên mặt, lưng, bụng, tai, hay thậm chí là những vị trí nhạy cảm như lưỡi, khoang miệng, cổ họng là hệ quả tất yếu không thể tránh khỏi.

Vì thế, để ngăn mụn mọc ở tai hoặc những vị trị khác thì cần phải kiểm soát chế độ ăn thật tốt. Tốt nhất, hãy tránh hoặc hạn chế tối đa các dạng thực phẩm cay nóng, được chiên rán nhiều. Ngoài ra, thức uống có cồn, cà phê hoặc nước ngọt có ga cũng không nên sử dụng thường xuyên vì những thành phần trong chúng rất dễ khiến da nổi mụn.

mụn ruồi trong tai

Bị mụn nhọt trên tai cần hạn chế những đồ ăn chiên rán và cay nóng

Hãy tạo lập một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh và hoa quả tươi mát. Một số công thức nước ép củ quả là ý tưởng hoàn hảo nó cung cấp các dưỡng chất giúp cho làn da khỏe mạnh và luôn căng mịn.

3. Tuyệt đối không tự ý lấy nặn mụn, nhất là khi tay không được vệ sinh kĩ càng

Đối với mụn ở tai hoặc mụn mọc ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, tuyệt đối đừng tự ý nặn bỏ. Nhất là với những mụn sưng viêm hoặc có mủ thì thao tác bóp mụn sẽ càng khiến mụn nặng hơn và lây nhiễm vi khuẩn sang những vùng da xung quanh.

Chỉ một số nốt mụn trứng cá có phần cồi nhân già hoặc mụn đầu đen mới có thể nặn bỏ. Tuy nhiên, thao tác thực hiện cũng cần chú ý, bàn tay và dụng cụ phải được vệ sinh thật kĩ lưỡng để đảm bảo an toàn tuyệt đối nhất cũng như để hiệu quả mang lại cao hơn.

Hi vọng rằng, những giải đáp về mụn trong tai trên đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về dạng mụn này, biết được nguyên nhân hình thành, giải pháp điều trị cũng như những lưu ý quan trọng để ngăn mụn mọc trở lại.

Ý kiến của bạn

BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

TƯ VẤN 24/7: 1900.6466

TIN LIÊN QUAN

Gọi tư vấn Nhận ưu đãi