Cẩn thận mọc mụn trên đầu ở trẻ nhỏ – Nguyên nhân, cách chữa An Toàn nhất
Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, không ít lần bạn nhận thấy hiện tượng mọc mụn trên đầu ở các bé. Thông thường, nhiều bậc phụ huynh còn chủ quan cho rằng trẻ nhỏ bị nổi mụn nhọt trên đầu chỉ là do thời tiết quá nóng, dị ứng,.. Nhưng thực chất mọc mụn trên đầu còn có nguyên nhân bệnh lý, có thể ảnh hưởng đến quá trình lớn của trẻ. Vậy nổi mụn nhọt trên đầu là bệnh gì? Tại sao nó lại xuất hiện? Có cách chữa nào nhanh nhất không? Các cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
I/ Hiện tượng trẻ hay bị nổi mụn nhọt trên đầu là bệnh gì?
Việc thời tiết nóng bức, các bé không thể tránh khỏi hiện tượng mọc mụn trên đầu. Các đốm mụn có thể to, nhỏ, nổi từng đám, có mủ,.. Tất cả những dấu hiệu này đang báo hiệu có thể trẻ bị khuẩn nấm xâm nhập da đầu. Bệnh lý phổ biến là viêm tụ cầu khuẩn, biến chứng nặng sẽ chuyển thành nhiễm trùng máu, viêm màng não.
Mọc mụn trên đầu có sao không? Bố mẹ cần cẩn thận vì có thể đây là bệnh lý nguy hiểm
Tụ cầu khuẩn là một đám nhỏ vi khuẩn tích trong bề mặt da nhỏ, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là nổi mụn nhọt ở đầu của trẻ. Nó có thể kháng thuốc, tạo ra bệnh lý phức tạp hơn, khó chữa và là rirus nguy hiểm.
Khi bé bị nhiễm tụ cầu khuẩn trên da đầu, phần mô mềm của não trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khuẩn này dễ lưu dẫn vào bên trong khi quá trình vỡ nhọt diễn ra. Khuẩn xâm lấn dễ gây nên biểu hiện buồn nôn, mê sảng, sốt,... Nếu tình trạng mụn diễn biến lặp lại 2 tuần liên tiếp, sờ thấy xốp mủ thì cần đưa bé đến khám bác sĩ để kiểm tra cẩn thận.
Ngoài viêm nhiễm tụ cầu khuẩn, bé bị mọc mụn trên đầu còn có thể do bệnh ghẻ, thủy đậu, sởi, vảy nến,..
Tuy nhiên, ngoài lý do bệnh lý, mụn vẫn hình thành do nhiều lý do khách quan khác. Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu thêm các nguyên nhân để có hướng chữa trị đúng đắn cho con trẻ.
II/ Nguyên nhân mọc mụn trên đầu gây ngứa ở trẻ nhỏ
Như đã biết, mụn là hậu quả của việc tắc bí chân nang lông, viêm tiết nhờn bã thừa. Ở da đầu cũng như vậy, đây là môi trường thích hợp để sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn bẩn xâm nhập. Trẻ bị mụn nhọt ở trên đầu trong thời gian ngắn, vài ngày là xẹp thì bố mẹ cần lưu ý các nguyên do sau đây:
- Thức ăn cho trẻ không phù hợp: có thể lượng sữa mẹ chứa nhiều hoocmon thay đổi khiến trẻ sơ sinh bú bị ảnh hưởng. Hoặc thực đơn ăn của trẻ chưa phù hợp, nhiều đồ ngọt khiến bé bị dị ứng, nóng trong người khiến mụn hình thành.
Bổ sung quá nhiều đồ ngọt khiến bé bị nóng, tiết nhiều nhờn dầu trên da
- Bị dị ứng: một số các chất có trong dầu gội, sữa tắm, phấn rôm, phấn hoa cũng là nguyên nhân gây mụn trên đầu.
- Vệ sinh chưa đúng cách: da đầu có nhiều tóc, mồ hôi ra càng khiến khu vực này hầm bí, ẩm ướt gây nên nổi nhọt ở đầu trẻ em.
Mụn có thể lan xuống gáy, mũi, má, cằm, trán,.. khiến trẻ đau nhức, ngứa, khó chịu. Bạn cần quan sát diễn biến tình trạng bệnh, cần có cách điều trị đúng đắn tránh hậu quả bé bị rụng tóc, biến chứng thành mụn đầu đinh, lây lan diện rộng trên da.
III/ Cách chữa trị mụn nhọt ở trên đầu cho trẻ nhỏ an toàn
Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số cách chữa mụn nhọt trên đầu ở trẻ em để các bậc làm cha, làm mẹ áp dụng đơn giản cho con trẻ.
1- Giữ vệ sinh và ăn uống phù hợp cho em bé
Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ là cách làm tiên quyết, hàng đầu để hạn chế mụn u mọc thêm ở da đầu. Bạn cần tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, dùng các hóa chất tẩy có tính dịu, đặc chế riêng cho bé. Hoặc bạn có thể pha ít bột tắm cho trẻ để khử trùng trên da bé nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bạn nên chọn mua đồ cho con sử dụng vải mát, cotton để dễ thấm mồ hôi. Cùng với đó, bạn nên bấm móng tay cho con để loại bỏ vi khuẩn khỏi kẽ móng dính lên da đầu lúc gãi ngứa.
Lưu ý giữ vệ sinh cho bé đúng cách, khô thoáng để tránh mụn mủ trắng mọc ở đầu
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống của con trẻ cũng cần được đảm bảo nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa. Mẹ nên thường xuyên cho bé ăn hoa quả, cung cấp vitamin C, uống nước lọc để thải độc gan tốt hơn. Bạn cần điều tiết đồ ăn ngọt của con, nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến bé thải tiết bã nhờn nhiều hơn, dễ viêm nang lông.
2- Chữa mụn nhọt nhiều trên đầu bằng cồn Iot
Cồn iot là một dạng chất lỏng khử khuẩn tốt trong y tế, nó còn được gọi là Povidon iod. Trong cồn iot có chứa các phức hợp polyvinylpirrotidon và iod để sát khuẩn, rửa các vết hư tổn ở niêm mạc, giúp vết mủ được se lại, xẹp xuống nhanh chóng.
Dùng cồn iot sát khuẩn các đốm mụn đinh, mụn không đầu, có mủ trắng trên da đầu trẻ
Bạn có thể tìm mua thuốc ở ngoài các tiệm thuốc gần nhà, nó có nhiều dạng chiết xuất: dung dịch đóng chai, thuốc bôi, phun xịt,... Cách làm tại nhà đơn giản như sau:
- Bạn rửa sạch da cho bé, để khô trước khi dùng thuốc.
- Chấm thuốc trực tiếp vào chỗ bị u nhọt và lặp lại trong ngày cho đến khi thấy tiến triển tốt.
- Bạn có thể dùng thêm cao dán trị nhọt để có hiệu quả nhanh chóng hơn.
Lưu ý: Cách thức trị mụn nhọt ở đầu bằng cồn iot chỉ có tác dụng bổ trợ làm xẹp, mềm u nang viêm. Bạn vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng cụ thể, có hướng chữa hiệu quả nhất.
3- Uống và bôi thuốc trị mụn trên đầu
Thuốc uống và thuốc bôi chữa nốt nhọt được bán khá nhiều tại các quầy thuốc. Bạn có thể xem qua một số các sản phẩm trị mụn nhọt trên đầu như sau:
- Kem thuốc bôi trị mọc mụn trên đầu: Eumovate, Fucidin, Silkron,... Đây là những loại thuốc chữa ngắn hạn các tình trạng viêm da cơ địa, viêm bã nhờn, tiêu khuẩn, giảm viêm.
Một số kem thuốc bôi giúp trị mụn nhọt ở đầu trẻ em nhanh chóng
- Đối với các tình trạng viêm nhiễm nặng, lở loét, bạn có thể tham khảo các loại thuốc có hoạt tính nhanh hơn như: keflex thành phần có cephalexin, clindamycin,... Công hiệu của các thuốc này giúp làm giảm hư tổn bề mặt do mụn, nhanh trồi cồi nhân và giảm viêm.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc uống cấp vitamin C, tăng sức khỏe đề kháng để hạn chế trẻ bị mọc mụn trên đầu, da thường xuyên.
IV/ Một số thắc mắc khi mọc mụn nhọt ở trên đầu trẻ em
Trẻ em rất dễ bị nổi mụn trên đầu bởi nhiều nguyên do khác nhau mà người lớn không lường trước được. Mọc mụn trên đầu có sao không? Để giúp bạn đọc có thêm những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc con trẻ, dưới đây chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
1- Mọc mụn trên đầu có nguy hiểm không?
Mụn nhọt xuất hiện trên đầu là biểu hiện của vi khuẩn xâm lấn gây bí nang lông. Khi đầu trẻ bị nổi nhọt, mụn bọc, mụn sữa, trứng cá đỏ,... mà không có sức đề kháng tốt, vi khuẩn này dễ lưu dẫn vào đường máu gây nhiễm trùng nguy hiểm. Nó có thể làm bé bị sốt cao, đau nhức, ngứa ngáy, nặng hơn là mê sảng, mất nhận thức.
Mụn nhọt trên đầu trẻ con có nguy hiểm không?
Nhiều trường hợp chủ quan của phụ huynh đã khiến trẻ bị khuẩn tích xâm nhập gây viêm não, mất khả năng nghe, viêm phổi,... Một số trẻ nổi mụn nước do sởi, thủy đậu,.. bố mẹ không lường trước khiến bệnh chuyển biến nặng, phức tạp hơn.
Chính vì thế, mọc mụn trên đầu là vấn đề NGUY HIỂM, cần được bố mẹ quan tâm và đề phòng cho con em mình. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào: trẻ sơ sinh, trẻ 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 8 tháng tuổi, 1 tuổi, 2 tuổi,.. Vậy nên trong giai đoạn phát triển của bé, bạn rất cần chú ý biểu hiện da nổi mẩn, đốm đỏ có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
2- Trẻ sơ sinh bị mọc mụn nhọt có mủ trên đầu có sao không?
Trong trường hợp trẻ sơ sinh quá nhỏ đã xuất hiện các đốm đỏ, bạn cần cẩn thận trước nguy cơ bé bị bệnh lây nhiễm: sởi, thủy đậu, đậu mùa, vảy nến,.. Đặc biệt, da đầu trẻ con lúc mới sinh còn rất mỏng, khi có mụn rộp, đỏ, có mủ nhân trắng, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
Cha mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ nếu thấy bị nổi mụn trên da đầu
Bố mẹ không dùng kim chích, mua thuốc chữa mà không đi khám bác sĩ. Điều trị mụn ở đầu con trẻ cần phải đúng cách tránh trường hợp bệnh trở nặng, khó chữa.
3- Cách phòng ngừa nổi mụn trên da đầu ở em bé
Sau cùng, chúng tôi muốn tổng hợp một số cách ngăn ngừa mụn xuất hiện trên da đầu của trẻ để các bậc phụ huynh biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cho bé: trẻ em có làn da mỏng manh nên bạn cần luôn chú ý tắm rửa sạch bằng chất tẩy dịu da. Thường xuyên lặp lại việc này hàng ngày, gội đầu hoặc dùng khăn ấm lau sạch khi bé đổ nhiều mồ hôi.
- Làm sạch nhà cửa, nơi sống của bé: môi trường chăn đệm, đồ chơi hàng ngày, đồ dùng xung quanh bụi bẩn cũng làm con trẻ dễ bị nhiễm khuẩn sinh mụn. Bạn cần chú ý lau chùi, rửa sạch đồ chơi của em bé khi dùng xong bằng nước xà phòng, muối tinh.
- Nhanh chóng khử trùng, rửa sạch nếu da đầu nếu bé bị trầy xước, dính bẩn để khuẩn không xâm lấn vào nang chân lông.
Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho bé là cách ngăn cản vi khuẩn tiếp xúc vào da hiệu quả
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin C để tăng sức kháng thể. Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ cho bé bú thời gian càng lâu càng tốt, có thể kéo dài đến 2 tuổi rồi mới cai sữa. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các thức ăn nước như cháo loãng, súp,.. hạn chế ăn bột vì nó khá nóng.
- Không nên dùng lá đắp, tắm bằng thảo dược khi u nhọt đã vỡ, khiến mụn càng viêm loét nặng thêm.
- Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam, chanh tươi.
- Ngoài mụn mọc trên đầu, bạn cũng nên để ý các vị trí khác như: ở mi mắt, sau gáy, lưng, mặt,.. để có hướng điều trị cho bé sớm trước khi lây lan rộng ra.
► Khi con trẻ có biểu hiện sốt cao, chảy nhiều mồ hôi, da mẩn ửng đỏ thì cần đưa đi bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Trên đây là những thông tin cơ bản xung quanh hiện tượng trẻ em bị mọc mụn trên đầu để cha mẹ có thêm thông tin hữu ích. Bạn có thể áp dụng cách cách chữa được chúng tôi gợi ý phía trên để ngăn, giảm tình trạng sưng tấy do đốm mụn nhọt cho con em. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên rằng: khi bé xuất hiện nhiều, thường xuyên mụn trên da đầu, cằm, trán, má, gáy,.. thì cần đến khám bác sĩ để nhận cách điều trị cụ thể nhất.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
- Tìm hiểu từ A – Z về Mụn Nhọt: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách chữa trị Tận Gốc
- Cách hay trị mụn nhọt bằng lá RÂM BỤT bạn không nên bỏ qua!
- Giải đáp mọi thắc mắc về mụn trong tai: Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị
- Tất tần tật kiến thức về MỤN NHỌT Ở MÔNG bạn không thể bỏ qua!
- Mọc mụn ở vùng kín – Nguyên nhân, cách điều trị nhanh nhất