Lá trầu không có tác dụng gì? Trị mụn bằng lá trầu không có tốt không?
Trầu không vốn là loài cây quen thuộc ở các vùng quê và cho đến hiện nay vẫn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Bên cạnh tục lệ ăn trầu phổ biến ở các cụ già thì lá trầu không còn được dùng để điều trị một số bệnh lý về phụ khoa, tiết niệu, dạ dày hay da liễu. Cùng tìm hiểu về từ A – Z về lá trầu không và 1001 công dụng của nó trong bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
I - Tổng quan về cây trầu không?
Trầu không là loại cây dây leo, có khả năng lan rộng thành một khóm rậm rạp. Nó thường bám vào thân cây khác, tường hoặc vật gì ở gần nó. Lá trầu không có hình trái tim, khá giống với lá lốt nhưng kích cỡ to hơn nhiều. Đầu lá nhọn, mặt trên bóng, nhẵn và có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt, nổi gân rõ. Phần cuống lá có bẹ kéo dài.
Với cây trầu thì lá là quan trọng nhất vì mọi công dụng đều đến từ lá cây. Lá trầu có thể thu hái quanh năm và thường dùng khi còn tươi.
Cây trầu không thân leo và mọc rậm rạp thành từng bụi
Trước đây, ông cha ta có tục lệ ăn trầu bởi "miếng trầu là đầu câu chuyện". Cho đến hiện nay thì phong tục này chỉ còn tồn tại ở một số vùng quê và thường phổ biến ở thế hệ các cụ già cao tuổi.
Ở lễ cưới tại một số tỉnh miền Bắc, trầu cau là một trong những lễ vật quan trọng trong ngày lễ đính hôn. Ngoài ra, trong ngày cưới, cô dâu chú rể sẽ mời trầu cau, thuốc lá để cám ơn những người đã đến dự.
Mỗi miếng trầu trao tay giống như lời chúc phúc gửi đến đôi vợ chồng, hi vọng mối quan hệ sẽ luôn bền chặt và gắn bó như trầu với cau.
Tục tệ trầu cau là một nét văn hóa đặc trưng trong lễ cưới của người miền Bắc
Trong đông y, lá trầu không được biết đến với đặc tính cay nồng, mùi hắc và tính ấm. Cứ 100g lá sẽ chứa khoảng 0,8 - 1,8% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có đặc tính kháng sinh mạnh mẽ nên hỗ trợ ức chế nhiều vi khuẩn gây bệnh cho cơ thế. Chính bởi thế mà lá trầu còn được coi là vị thuốc quý, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
II- Lá trầu không có tác dụng chữa bệnh gì?
Theo Đông y thì, lá trầu có khả năng đặc trị và làm thuyên giảm nhiều bệnh lý như phụ khoa, trĩ, dạ dày, tiết niệu,... Sau đây hãy cùng tìm hiểu một số bài thuốc dân gian trị bệnh hay từ loại lá này nhé.
1. Xông lá trầu không chữa trị bệnh viêm phụ khoa
Với chị em phụ nữ, nhất là những ai đã có gia đình thì bệnh phụ khoa quả thực là một trong những bệnh lý gây ám ảnh nhất. Tuy ảnh hưởng đến tính mạng những căn bệnh này lại tác động khá nhiều đến đời sống, tình dục và đặc biệt là khả năng sinh sản.
Sử dụng trầu không để chữa trị các bệnh viêm nhiễm, ngứa vùng kín là một trong những bài thuốc được lưu truyền từ thời xưa và cho đến hiện nay vẫn được nhiều chị em áp dụng.
Phương pháp này vừa tiết kiệm lại vừa an toàn và thích hợp với cơ thể. Đặc biệt, tác dụng của việc xông lá trầu không trị viêm phụ khoa đã được nhiều chị em kiểm chứng và thực sự mang đến những chuyển biến vô cùng tích cực.
Xông lá trầu trị viêm phụ khoa là phương pháp dân gian hữu hiệu được nhiều chị em áp dụng
Trong lá chầu có chứa tinh dầu và hoạt chất talin với công dụng sát khuẩn và tiêu viêm vô cùng tốt. Đồng thời, tính cay, nồng của lá có khả năng ức nấm khuẩn phát triển. Vì thế, xông lá trầu không sẽ làm giảm đáng kể tình trạng ngứa ngáy, khử bỏ mùi hôi và làm thông thoáng vùng kín.
Cách nấu lá trầu xông vùng kín cũng khá đơn giản. Chị em chỉ cần rửa sạch lá, cho ngập nước và đun sôi. Sau đó để 3 - 5 phút cho bớt nóng và bắt đầu xông cho đến khi mức nhiệt không còn tỏa ra nữa. Chú ý, trước khi xông cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và duy trì khoảng cách vừa đủ trong khi xông để không bị bỏng da.
Bên cạnh cách xông trực tiếp thì nhiều chị em cũng tận dụng loại lá này để rửa và vệ sinh khu vực bikini. Các tinh chất từ lá trầu không hề thua kém những loại dung dịch phụ nữ được bán phổ biến hiện nay.
Đun nước lá trầu rửa vùng kín là cách chữa viêm phụ khoa cực kì hiệu quả
Vì thế, nếu bị viêm phụ khoa thì chị em hãy chăm chỉ đun nước lá trầu rửa vùng kín kết hợp với xông nóng để tình trạng sớm được cải thiện.
Nếu không có thời gian để đun nước trầu không xông và vệ sinh cô bé hàng ngày thì chị em có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có thành phần chiết xuất từ lá trầu. Lactacyd là một trong những dòng nổi bật được đông đảo phái đẹp tin dùng.
Lactacyd trầu không là dung dịch vệ sinh phụ nữ được nhiều chị em ưa thích
2. Xông hơi lá trầu không giúp chữa bệnh trĩ
Các hoạt chất sinh học trong cây trầu có khả năng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu - trực khuẩn, phế - liên cầu,... Vì thế nên nó có thể khắc phục được tình trạng lở loét hậu môn, hỗ trợ se búi trĩ vô cùng hiệu quả.
Khoa học có nghiên cứu và chỉ ra rằng, trong 100g lá trầu có đến 2,4g tinh dầu. Xông hơi lá trầu không để tinh dầu này hấp thụ và thẩm thấu lên khu vực bệnh. Nó sẽ hỗ trợ làm mềm thành mao mạch, búi trĩ sẽ tự thắt lại và giảm dịch hậu môn, đồng thời tình trạng viêm nhiễm cũng được khắc chế đáng kể.
Khi nấu nước trầu không, hãy cho thêm một chút muối để mang đến công dụng sát khuẩn tốt nhất.
3. Lá trầu không chữa bệnh đau dạ dày
Bệnh dạ dày là tình trạng bệnh không hiếm và xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn. Sử dụng thuốc thường xuyên không phải là cách hay mà nó còn có thể khiến cho cơ thể bị nhờn thuốc. Chữa dạ dày bằng lá trầu là mẹo dân gian nổi tiếng được nhiều người áp dụng và có được những chuyển biến vô cùng tích cực.
Cây trầu chữa đau dạ dày là bài thuốc dân gian nổi tiếng
Trong lá trầu có vô vàn các chất oxi hóa, những chất này có khả năng đánh bật các gốc tự do, cân bằng mức pH ở dạ dày và cải thiện quá trình chuyển hóa của cơ thể. Bên cạnh đó, sử dụng lá trầu không chữa đau dạ dày sẽ giúp người bệnh giảm hẳn các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, đồng thời việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn.
Cách thực hiện như sau: Sử dụng lá còn tươi, rửa sạch và vò nhẹ. Cho vào ấm và hãm như trà để uống hàng ngày. Thực hiện phương pháp này khoảng 2 tuần bạn sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực, giảm hẳn những triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Uống nước trầu không hàng ngày giúp chứng bệnh dạ dày nhanh chóng thuyên giảm
4. Chữa viêm đường tiết niệu bằng nước trầu không
Các axit amin và một số yếu tố allylcatechol, caryophyllene,... chứa trong lá có tính ngăn ngừa viêm và chống khuẩn cao. Vì thế, nếu bị viêm đường tiết niệu, bạn chỉ cần sử dụng nước chắt từ lá trầu không tươi để vệ sinh thật kĩ càng niệu đạo. Có thể vò lá và hãm lấy nước hoặc nấu nước để sử dụng đều được.
Thực hiện cách này hàng ngày để đảm bảo vùng viêm được khắc chế, đồng thời ngăn ngừa lây lan vi khuẩn gây bệnh sang những vùng khác.
5. Lá trầu không chữa viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn là bệnh lý ở đàn ông, khiến phái mạnh có dấu hiệu sốt, tiểu buốt, đau nhức khi quan hệ tình dục, trường hợp nặng có thể xuất hiện máu lẫn với tinh dịch. Bệnh này xuất hiện ở nhiều độ tuổi nhưng thường gặp nhất ở những bệnh nhân quai bị.
Nếu bệnh không được chữa trị nhanh chóng có thể gây áp xe, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Có nhiều cách để khắc phục bệnh lý viêm tinh hoàn, trong đó sử dụng lá trầu không là phương pháp tự nhiên lành tính được đánh giá cao.
Ngoài tinh dầu thì trong lá trầu còn có chứa 2 loại phenol là betel phenol, chavicol. Những thành phần này có khả năng khử trùng và giảm viêm nhiễm vô cùng tốt. Vì thế với những bệnh lý như viêm tinh hoàn thì sử dụng cây trầu là cách làm đơn giản nhưng mang đến hiệu quả nhanh chóng.
Cách làm rất đơn giản, chỉ cần sử dụng lá trầu không sạch, bôi mật ong lên lá sau đó đặt lên khu vực bị bệnh. Giữ lại trong 3 - 4 tiếng rồi vệ sinh lại vùng đắp.
Trầu không kết hợp với mật ong là phương pháp trị viêm tinh hoàn đơn giản mà hiệu quả
Sử dụng lá trầu không chữa viêm tinh hoàn sẽ hỗ trợ khắc chế đau đớn và thuyên giảm viêm nhiễm. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị mãn tính thì hiệu quả của phương pháp này không cao, khó có thể khắc phục triệt để.
III - Sử dụng lá trầu không trị mụn, trị nám - tàn nhang
Ngoài những tác dụng chữa bệnh trên thì trầu không còn được sử dụng nhiều trong chăm sóc và điều trị các vấn đề về da như mụn thâm, nám, tàn nhang,... Hãy tham khảo một số cách dân gian được truyền tai nhiều nhất sau đây nhé!
1. Trị mụn bằng lá trầu không với cách xông mặt
Xông hơi là cách giúp các nang lông được thông thoáng hơn. Từ đó bụi bẩn, tạp chất hay bã nhờn còn lưu lại dưới da sẽ dễ dàng bị loại bỏ. Ngoài ra, tinh chất lá trầu khi được xông lên vùng da mụn sẽ hỗ trợ kháng viêm và giảm sưng đáng kể, tình trạng mụn bọc mần đỏ sẽ đỡ đi rất nhiều.
Xông mặt giúp lỗ chân lông thông thoáng, đồng thời kháng viêm, giảm sưng mụn khá tốt
Cách làm như sau:
- Ngâm sạch 1 nắm lá trầu, rồi cho vào xoong cùng với một ít muối để đun sôi. Để nồi nước sôi trong 5 phút rồi tắt bếp, đảm bảo các tinh chất từ lá được tiết ra hoàn toàn.
- Đổ nước ra chậu nhỏ và chùm khăn xông mặt, lưu ý đặt mặt ở vị trí vừa phải giúp tinh chất có thể hấp thụ thẳng lên mặt, tránh gần quá sẽ gây bỏng hoặc xa quá sẽ không có tác dụng.
- Sau khoảng 5 - 10 phút nước nguội thì làm sạch da với nước lạnh, sau đó lăn đá nhẹ nhàng để lỗ chân lông se lại.
Với phương pháp hơ mặt bằng lá trầu không trị mụn này, hãy áp dụng 2 lần/ tuần để có được kết quả tốt nhất. Những đốm mụn đầu đen, mụn cám hay ổ nhọt sưng tấy sẽ sớm được khắc phục triệt để khi xông mặt bằng lá trầu.
2. Chữa nám tàn nhang bằng cách đắp mặt nạ trầu không
Công thức mặt nạ trầu không và muối dành cho những làn da đang gặp vấn đề với nám và tàn nhang. Tuy nhiên, phương pháp chỉ hiệu quả với những vùng nám và tàn nhang nhỏ, mới hình thành. Còn những ai bị nặng thì chữa bằng lá trầu sẽ không thể hết hoàn toàn.
Cây trầu trị nám tàn nhang là bài thuốc dân gian hữu hiệu được nhiều người áp dụng
Nguyên liệu cần có: Một nắm lá trầu không tươi và muối hạt
Hướng dẫn cách làm:
- Rửa sạch nguyên liệu sau đó ngâm qua dung dịch NaCl. Lấy ra và để lá róc nước.
- Luộc lá trong 5 phút rồi vớt ra, cho vào máy xay nát cùng với một ít nước luộc.
- Cho phần lá vừa xay vào xoong nước vừa luộc và đun để thu được hỗn hợp sền sệt.
- Cho hỗn hợp vào hũ và cất giữ trong tủ lạnh.
- Mỗi lần dùng, chỉ cần lấy một thìa rồi bôi khắp vùng da bị nám và tàn nhang. Sử dụng mỗi ngày trong 2 tuần liên tiếp.
- Thời gian sau đó, bạn tiếp tục áp dụng nhưng tần suất giãn ram chỉ cần 2 lần/ 1 tuần.
Cách làm mặt nạ lá trầu không trị nám tàn nhang
Ngoài công dụng điều trị nám tàn nhang thì công thức mặt nạ trầu không còn giúp làm sáng da, vì thế hãy nhớ thoa nước hoa hồng và kem chống nắng khi ra ngoài. Mỗi lần đắp mặt nạ lá trầu chỉ nên để khoảng 1/4 giờ, tránh để lâu sẽ gây hại cho da. Lưu ý, không thoa cho các vùng da bình thường.
3. Rửa mặt bằng nước trầu không chữa mụn nhọt
Với những làn da bị mụn nhọt thì việc sử dụng lá trầu không để rửa mặt hàng ngày sẽ hỗ trợ khắc chế sưng viêm đáng kể, làm sạch bụi bẩn và diệt khuẩn vô cùng hiệu quả.
Cách làm đơn giản như sau:
- Dùng 1 nhúm lá đã rửa sạch cho vào xoong ngập nước và đun sôi trong 5 phút.
- Để nguội rồi rửa mặt với nước trầu không cả sáng và tối. Massage nhẹ nhàng để tinh chất lá trầu thấm sâu vào da.
- Thực hiện thường xuyên cho đến khi mụn khỏi hoàn toàn.
4. Review hiệu quả trị mụn bằng trầu không trên webtretho
Trên các diễn đàn làm đẹp nổi tiếng như webtretho, diendanthammy,... có khá nhiều topic hỏi về phương pháp sử dụng lá trầu không trị mụn. Có 2 luồng ý kiến trái chiều nhau nhưng phần đông vẫn là những review khá tích cực về liệu pháp dân gian này.
Nhận xét thực tế của người dùng về phương pháp dân gian trị mụn bằng lá trầu không
Ngoài các công dụng chữa bệnh phụ khoa, tiêu hóa, tiết niệu,... hay hỗ trợ chăm sóc da, trị thâm mụn, nám, tàn nhang thì lá trầu còn là bài thuốc đặc trị một số bệnh khác như đau răng, viêm họng, hôi nách, viêm da cơ địa, viêm xoang,...
Tuy nhiên, vì là liệu pháp dân gian nên với những trường hợp bệnh nặng thì trầu không khó mang lại kết quả tốt. Khi đó, người bệnh nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
IV - Mua lá trầu không ở đâu Tphcm và Hà Nội?
Ở các vùng quê, cây trầu không không hề hiếm gặp. Nếu nhà hàng xóm hoặc người quen của bạn có cây thì việc xin họ vài nắm lá để chữa bệnh là chuyện hết sức bình thường.
Ngoài ra, ở các chợ quê cũng thường có hàng bán trầu cau nên rất tiện cho việc mua lá trầu không trị mụn hoặc chữa các bệnh lý khác về da liễu, phụ khoa,...
Còn ở các thành phố lớn như Hà Nội, TpHCM, bạn cũng có thể bắt gặp các hàng bán đồ cúng lễ, trầu cau tại các khu chợ. Tuy nhiên, trầu cau thường bán nhiều vào các ngày rằm, mùng 1 hoặc các ngày lễ, tết cần cúng bái.
Ngày thường thì ít nơi bán, vì thế, nếu mua trầu không về chữa bệnh thì bạn có thể mua số lượng lớn và bảo quản trong tủ lạnh, dùng dần trong 1 tuần.
Bên cạnh đó, hiện nay tại một số kênh website, mạng xã hội cũng có nhiều Shop bán lá trầu không. Vì thế, người dùng muốn mua có thể order trực tuyến để được Ship đến tận nhà. Với hình thức mua hàng này, bạn nên kiểm tra chất lượng lá khi sản phẩm được giao đến để tránh mua phải lá héo, lá thối hoặc úa, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị.
Hi vọng rằng, những thông tin tìm hiểu về Lá trầu không và vô số các công dụng trị mụn, nám hay chữa bệnh phụ khoa, tiết niệu, dạ dày,... được review chi tiết trong bài, mọi người sẽ biết thêm những mẹo hay dân gian để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tốt hơn. Đây là nguồn nguyên liệu tự nhiên lành tính mà chúng ta rất nên tận dụng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466