Nguyên nhân và cách chữa trị mụn bọc ở mũi tại nhà NHANH NHẤT
Mũi có vị trí cao nhất và cũng là điểm dễ thu hút người đối diện nhất trên khuôn mặt. Bị mụn bọc ở mũi không chỉ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề về sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý mụn bọc trên mũi hiệu quả ngay sau đây!
Nội dung bài viết
I. Nguyên nhân mụn bọc xuất hiện ở mũi?
Mụn bọc ở mũi nổi nhiều nhất trên khuôn mặt, có đến 80% số người bị mụn cho biết. Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm giải pháp điều trị phù hợp nhất cho mình.
✘ Rối loạn nội tiết
Nội tiết tố không ổn định là nguyên nhân hàng đầu khiến cho mụn trứng cá bọc hình thành ở vùng mũi. Vì thế, so với nam, nữ giới là đối tượng dễ bị nhất do lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ luôn có sự biến động bởi: Chu kì kinh nguyệt, mang thai, bệnh suy giảm hormone...
✘ Vệ sinh da không đủ sạch
Mũi là vùng tiết nhiều bã nhờn nhất trên khuôn mặt, rất dễ "thu hút" vi khuẩn gây mụn bám vào. Thói quen không sử dụng khẩu trang hoặc vệ sinh da không đủ sạch khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, làm cho mụn bọc bùng phát ở vùng mũi.
✘ Cảnh báo tình trạng sức khỏe - Nổi mụn ở mũi là bệnh gì?
Mũi bị mụn không đơn giản như bạn nghĩ, mà có thể chính là cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề. Dưới đây là một số căn bệnh bạn có nguy cơ mắc phải khi bị mụn bọc trên mũi.
- Huyết áp cao
- Các vấn đề tim mạch
- Rối loạn tiêu hóa
- Hoạt động của buồng trứng
II. Mụn bọc trên mũi có ảnh hưởng gì không?
Mũi có vị trí cao và dễ nhận thấy nhất trên khuôn mặt. Vì thế, nổi mụn trứng cá bọc ở mũi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khía cạnh sau đây:
✘ Thẩm mỹ
Trên khuôn mặt, mũi là vị trí dễ gây sự chú ý của người đối diện nhất. Mụn bọc sưng to, tấy đỏ làm cho mũi bị mất cân đối, kéo theo tổng thể khuôn mặt cũng bị ảnh hưởng theo.
✘ Bất tiện trong sinh hoạt
Như bạn đã biết, mụn bọc viêm sưng rất to gây đau và khó chịu vô cùng. Chưa cần chạm tay lên vùng da này, chỉ cần nó sưng to hơn bạn đã có cảm giác đau nhức, dễ sinh ra bực bội, stress càng khiến mụn mọc nhiều hơn.
III. Mẹo cách trị mụn bọc ở mũi mới hình thành ngay tại nhà
Khi mụn dưới mũi mới hình thành, rất nhiều người băn khoăn: "Có nên nặn nó không?". Theo các bác sĩ da liễu tại bệnh viện thẩm mỹ Kangnam, bạn tuyệt đối KHÔNG nên nặn mụn bọc ở vùng mũi.
Nguyên nhân là do mũi thuộc vùng tam giác "tử thần" trên khuôn mặt, rất dễ bị vỡ và nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu xử lý mụn không đúng cách.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên áp dụng các phương pháp chữa trị tự nhiên sau đây. Tùy vào tính tiện dụng mà bạn lựa chọn cách điều trị phù hợp.
1. Cách xử lý mụn bọc ở mũi với tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà là một hợp chất kháng khuẩn mạnh, được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm sưng, giảm nhiễm trùng da. Ngoài ra, bôi tinh dầu bạc hà lên da có cảm giác mát lạnh, làm giảm bớt sự đau nhức khó chịu của da do mụn sưng to gây nên.
➣ Cách thực hiện: Rửa mặt sạch bằng nước ấm, thấm khô da. Dùng tăm bông chấm tinh dầu bạc hà bôi lên nốt mụn. Để qua đêm, thực hiện 1 lần/ngày sẽ làm mụn bọc ở mũi xẹp đi nhanh chóng.
2. Làm xẹp mụn bọc trên mũi bằng baking soda
Baking soda (natri bicarbonate) có tính kiềm nên rất hữu ích trong việc cân bằng độ pH cho làn da. Nó cũng có đặc tính chống viêm và sát khuẩn, kiềm dầu nên làm dịu da và giảm sưng.
➣ Nguyên liệu dành riêng cho từng loại da
- Da thường: Baking soda và nước lọc theo tỉ lệ 1:2
- Da dầu: Baking soda, nước lọc và nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1:0,5
- Da nhạy cảm: Baking soda trộn mật ong theo tỉ lệ 1:1
➣ Cách thực hiện: Sau khi rửa mặt sạch, bạn dùng tăm bông chấm hỗn hợp bôi lên vùng da cần điều trị. Chờ khoảng 20 phút cho hỗn hợp hơi se lại trên da thì massage nhẹ trong 2 phút. Rửa mặt sạch lại bằng nước ấm, thấm khô da bằng khăn mềm. Với cách sử dụng baking soda, bạn chỉ cần áp dụng 3-4 lần là các nốt mụn sẽ xẹp đi nhanh chóng.
3. Chữa mụn bọc ở mũi bằng miếng dán
Miếng dán mụn thường có hình tròn, chất liệu dẻo, trong suốt dễ bám dính lên da và phát huy hiệu quả trị mụn bọc.
➣ Sản phẩm này xử lý mụn bằng cơ chế:
- Cách li mụn tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm
- Dưỡng chất ở mặt trong của miếng dán điều trị bằng cách hút nhân mụn ra ngoài
- Giảm khả năng hình thành sẹo thâm sau khi mụn được xử lý
Miếng dán hút nhân mụn bọc nhanh chóng.
➣ Cách chữa mụn bọc ở mũi bằng miếng dán rất đơn giản: Vệ sinh tay và vùng da cần dán thật sạch, lau khô. Chọn một miếng dán phù hợp với kích thước mụn. Cẩn thận gỡ miếng dán ra khỏi màng film, dán lên vùng da này. Khi màu miếng dán chuyển sang màu trắng, gỡ ra và tiếp tục dán miếng khác
Đây là cách xử lý an toàn, cấp tốc bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần dán liên tục 3-4 lần, mụn sẽ được loại bỏ hoàn toàn, bề mặt da mũi nhẵn mịn.
4. Cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả với kem Benzoyl Peroxide 10%
Thuốc Benzoyl Peroxide nồng độ 10% cao nhất mang đến công dụng diệt khuẩn, làm sạch da tối đa. Chỉ cần bôi một lớp mỏng sản phẩm lên da, gel sẽ nhanh chóng thẩm thấu để đẩy bã nhờn, dầu thừa và tế bào chết còn đọng lại ở sâu trong lỗ chân lông ra ngoài.
➣ Cách sử dụng: Làm sạch da trước khi bôi kem. Thực hiện các bước dưỡng da cơ bản như bôi nước hoa hồng và kem dưỡng da dịu nhẹ. Dùng tăm bông lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi lên da. Chú ý không để kem lan ra các vùng da khác.
Sử dụng 1 lần/ngày trong thời gian điều trị khuyến nghị là 30 ngày để loại bỏ mụn trên mũi hoàn toàn và ngăn ngừa không cho nó tái phát.
IV. Nên làm gì để hạn chế mụn bọc ở mũi?
Đối với da nhạy cảm và "khó chiều" như cánh mũi, bạn cần có cách chăm sóc chuyên biệt để hạn chế mụn bọc hình thành ở vùng da này.
- Nên áp dụng các biện pháp điều trị ngay khi nó vừa mới hình thành
- Không chạm tay lên mũi bằng tay bẩn, vi khuẩn từ ngón tay xâm nhập sẽ làm mụn viêm sưng to gây đau nhức hơn.
- Sử dụng khẩu trang, kem chống nắng, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm
- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Không nên ăn vặt và các loại thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ
- Kiêng rượu bia và đồ uống có cồn, nên bổ sung Vitamin và khoáng chất từ nước cam, bột sắn dây, nước rau má...
V. Đối với mụn bọc lâu năm trên mũi làm thế nào để hết?
Bạn nên biết rằng, các cách xử lý mụn bọc vùng mũi ở trên sẽ phát huy tối đa tác dụng và có hiệu quả đối với mụn mới hình thành trên da không quá 3 tuần. Nhưng đối với tình trạng đã xuất một vài tháng, thậm chí vài năm thì sẽ cải thiện rất chậm hoặc không mang lại hiệu quả. Lý do là nó đã bị chai, cứng, biểu bì da vùng này bị lão hóa trở nên thâm sạm, khó hấp thu dưỡng chất theo cách điều trị thông thường.
Nếu tình trạng mụn trên mũi của bạn ở mức độ như trên, tốt nhất bạn nên đi chữa trị ngay tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín với công nghệ chữa trị tận gốc hiện đại. Điều trị bằng công nghệ cao luôn luôn cho hiệu quả nhanh nhất, mạnh hơn gấp nhiều lần so với các cách tự chữa tại nhà bạn vẫn thường nghe.
Tình trạng mụn bọc ở mũi của bạn phải dùng phương pháp nào mới hiệu quả nhất?
Hãy đăng kí để nhận tư vấn MIỄN PHÍ của chuyên gia da liễu
Với những kiến thức về mụn bọc ở mũi trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn luôn xinh đẹp!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466