Có nên nặn mụn bọc không? Quy trình chuẩn xử lý mụn bọc đúng cách!
Có nên nặn mụn bọc không? Có cách nặn an toàn hay giải pháp nào xử lý mụn bọc không cần nặn không? Tất cả những vấn đề khúc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây!
Nội dung bài viết
I. Có nên tự nặn mụn bọc hay không?
Theo các bác sĩ da liễu tại trung tâm thẩm mỹ Kangnam, bạn KHÔNG nên tự nặn mụn bọc vì những nguyên nhân sau đây:
✘ Đẩy nhân mụn vào sâu hơn
Khi nặn, bạn cần tác động một lực lớn lên da để đẩy nhân ra ngoài. Tuy nhiên, nếu không có chuyên môn, thao tác thực hiện không đúng cách vô tình sẽ làm nhân và các chất cặn bã bị đẩy sâu vào bên trong. Mụn trứng cá bọc không những không được xử lý mà còn viêm sâu hơn.
✘ Vi khuẩn lây lan làm sản sinh thêm mụn
Mụn và vùng da xung quanh nó chứa đầy vi khuẩn và bã nhờn. Khi bạn bóp mụn bọc bằng tay, vi khuẩn rất dễ lây lan sang các vùng da khác, kết hợp với bã nhờn sẵn có trên da tạo thành những nốt mụn mới mọc liền nhau theo mảng lớn, việc xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
✘ Không phải vùng da nào cũng có thể nặn mụn
Mụn trứng cá bọc sưng to, mọc ở vị trí vùng bàn tay úp, hay còn gọi là vùng "tử thần'' trên khuôn mặt thì bạn không được nặn. Bóp mụn ở vùng da mũi hay má có nguy cơ bị nhiễm trùng máu hoặc xảy ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe rất cao.
Vậy nên làm gì khi bị mụn, nếu không được xử lý để lâu theo thời gian sẽ bị thâm, chai cứng lại thành mụn lâu năm rất khó điều trị. Vì thế, trong trường hợp mụn trứng cá của bạn mọc từng chỗ riêng lẻ, kích thước không quá lớn, có nhân trồi lên thì bạn có thể nặn mụn bọc theo cách chúng tôi hướng dẫn dưới đây.
II. Hướng dẫn nặn mụn bọc đúng cách không để lại sẹo thâm
✎ Lưu ý: Quy trình nặn mụn bọc sau, chỉ áp dụng cho mụn mới hình thành, mọc riêng lẻ, có mủ viêm nhẹ và không nằm ở vùng ''tử thần'' trên khuôn mặt. Đối với mụn bị chai cứng lâu năm không được áp dụng phương pháp này!
Với những người lần đầu nặn, bạn cần tuân thủ từng bước trong quy trình sau đây để việc nặn an toàn hơn:
Bước 1: Bôi thuốc đặc trị mụn trứng cá bọc
Bôi thuốc là bước quan trọng đầu tiên trước khi bạn có ý định nặn mụn bọc không đầu. Nếu không thực hiện bước này, mụn sẽ không được xử lý triệt để do phần lõi bên trong vẫn còn nằm sâu dưới da.
Bạn cần sử dụng loại thuốc đặc trị có tác dụng làm xẹp, chống viêm đồng thời gom cồi và làm khô đầu nhân. Giảm bớt độ sưng nề của da cũng giúp làm giảm cảm giác đau khi bóp.
Một số hoạt chất trị mụn hoạt động hiệu quả trong trường hợp này:
- Sulfur (Lưu huỳnh)
- Salicylic acid (BHA)
- Benzoyl Peroxide (BP)
- Alpha Hydroxy acid (AHA)
- Tea tree oil (Tinh dầu tràm trà)
Bạn cần bôi thuốc trong thời gian tối thiểu 1 tuần, đối với mụn viêm sưng sâu thời gian điều trị bằng thuốc có thể lên tới 2 hoặc 3 tuần.
Bước 2: Kiểm tra mụn đã đủ độ chín để nặn chưa
Bạn không nên nặn mụn bọc chưa chín vì mủ viêm vẫn còn ở tận sâu trong nang lông. Mụn sẽ tái phát trở lại, thậm chí viêm sưng to hơn trước.
Mụn đủ độ ''chín'' là mụn đã xẹp, vùng da xung quanh nhân không còn sưng đỏ, đầu khô và hơi cứng, trồi lên trên, không còn mủ viêm, chạm tay vào không đau.
Bước 3: Làm sạch da, xông hơi trước khi nặn mụn bọc
Trước khi tiến hành xử lý mụn, bạn cần thực hiện những thao tác sau đây:
- Vệ sinh sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn
- Làm sạch da với các sản phẩm rửa chuyên dụng
- Xông hơi mặt làm giãn nở các tế bào da giúp chữa trị dễ dàng hơn
Bước 4: Dùng dụng cụ nặn mụn bọc chuyên dụng
Bạn cần chuẩn bị 1 chiếc que lấy mụn chuyên dụng. Nếu không có, bạn có thể sử dụng 2 chiếc tăm bông thay thế.
☞ Cách 1: Dùng que nặn
- Khử trùng que nặn bằng nước muối sinh lý
- Dùng đầu nhọn của que nặn ấn nhẹ vào nhân, tạo đường thoát cho mụn trồi lên dễ dàng
- Ấn đầu tròn của que nặn lên nhân mụn, tạo lực vừa phải để mụn dần dần trồi lên
☞ Cách 2: Dùng tăm bông
- Đặt 2 đầu tăm bông vào vị trí gần sát 2 bên đầu mụn
- Dùng lực ấn nhẹ để đẩy nhân mụn lên từ từ
- Nếu nhân chưa trồi lên, bạn đổi vị trí tăm bông và tiếp tục ấn vào mụn để đẩy nhân ra ngoài
Bước 5: Lau nước muối sinh lý sau khi nặn mụn bọc
Sau khi hoàn thành nặn mụn bọc, bạn nên thấm dung dịch nước cất hoặc nước muối ra một miếng bông gòn rồi nhẹ nhàng lau vết mụn vừa nặn. Việc này giúp làm sạch da, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
Bước 6: Bôi kem ngừa thâm, chống sẹo
Chờ da khô, bạn sử dụng kem, thuốc có tác dụng tái tạo da, ngăn ngừa vết thâm và hạn chế sẹo lồi sau khi nặn. Bôi thuốc liên tục 3-5 ngày sau khi xử lý mụn kết hợp giữ vệ sinh cho da thật sạch sẽ giúp ngăn ngừa mụn tái phát.
III. Giải pháp chữa mụn bọc chai, sưng to có mủ không cần nặn
Cách nặn mụn bọc ở trên khá hiệu quả và an toàn, không để lại sẹo hay biến chứng cho da. Tuy nhiên, thời gian để mụn được xử lý hoàn toàn tương đối lâu, trung bình khoảng 1 tháng. Mặt khác, như chúng tôi đã nói ở trên, phương pháp nặn này chỉ được áp dụng cho mụn nhỏ mọc riêng lẻ, tình trạng không quá nghiêm trọng.
Đối với mụn bọc bị chai, thâm, viêm sưng lâu năm, thuộc dạng khủng mọc thành mảng lớn trên một vùng da, nếu nặn theo cách thông thường sẽ gây ra nhiều tác hại, rất dễ xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn chéo, làm mụn dễ lây lan sang các vùng da khác. Nếu tình trạng của bạn thuộc dạng này, tốt nhất nên lựa chọn giải pháp chữa trị không cần nặn.
Hiện nay, chỉ có phương pháp điều trị công nghệ cao, áp dụng những công nghệ tiên tiến ngành thẩm mỹ như: Laser, ánh sáng Nano..., mới có khả năng tác động sâu vào tận gốc để triệt tiêu nhân mụn hoàn toàn mà không cần thực hiện thao tác nặn.
Để lựa chọn được giải pháp công nghệ cao phù hợp, nhanh và tốt nhất bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở chữa mụn uy tín, các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại đây sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị mà không cần nặn mụn bọc hiệu quả nhất!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466