bệnh viện thẩm mỹ chuẩn hàn quốc vi flag en flag 한국 표준 미용실

Viêm TUYẾN BÃ NHỜN là bệnh gì? Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị tuyến bã nhờn

Tác giả:   Bác sĩ tư vấn   -  Tham vấn y khoa:   Bác sĩ Lê Thị Thủy

Viêm tuyến bã nhờn là bệnh lý về da có thể gặp ở mọi đối tượng. Rất nhiều người gặp tình trạng tuyến bã nhờn rối loạn dẫn đến viêm nhưng không rõ nguyên nhân tại sao và cách điều trị như thế nào. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp kiến thức cần biết về tuyến bã nhờn dưới da, cho bạn cái nhìn chi tiết, khoa học nhất.

I. Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến bã nhờn

Bệnh viêm da tiết bã nhờn là một dạng tổn thương lành tính, tuy không gây hại cho sức khỏe của bạn nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ. Vì thế, những thông tin hữu ích dưới đây sẽ cho bạn biết chính xác mình có đang bị viêm da tuyến bã nhờn hay không.

1. Viêm da tuyến bã nhờn là gì?

Tuyến bã nhờn là hệ thống sản xuất và bài tiết dầu dưới da. Viêm tuyến bã nhờn được coi là một dạng bệnh chàm mãn tính. Bệnh thường xuất hiện ở những người có tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh.

 viêm tuyến bã nhờn

Tuyến bã nhờn bị viêm được coi là một dạng bệnh chàm mãn tính

Một người có thể bị viêm da tiết bã ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là ở những vị trí có mảng dầu như: Giữa hai lông mày, cánh mũi, lưng, trong tai, chân tóc, nách...

2. Những ai hay có tuyến bã nhờn bị viêm?

Viêm da tuyến bã nhờn thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng nam giới có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn. Người trưởng thành trong độ tuổi từ 30-60 và trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là những đối tượng dễ bị viêm da tiết bã nhất.

Bạn nên biết rằng, tình trạng viêm da ở trẻ nhỏ thường chỉ là tạm thời và sẽ dần biết mất trong khoảng thời gian từ 12-24 tháng tuổi. Tuy nhiên ở người lớn, bệnh có thể bị tái phát nhiều lần cho đến khi bạn già đi mà không thể điều trị dứt điểm.

3. Biểu hiện của viêm tuyến bã nhờn

Mặc dù tuyến bã nhờn trên da bị viêm có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, nhưng mỗi độ tuổi lại có biểu hiện bệnh không giống nhau, cụ thể:

➣ Ở người trưởng thành:

  • Xuất hiện các mảng vảy trên da màu trắng hoặc vàng nhạt
  • Da bên dưới những mảng này thường có màu đỏ, sưng tấy
  • Mặc dù bị bong vảy nhưng da lại bóng dầu hoặc ẩm ướt
  • Có cảm giác ngứa, đặc biệt ở mặt và trong tai
  • Bị rụng và có nhân mụn trứng cá ở chân tóc nếu da đầu bị viêm

➣ Ở trẻ sơ sinh:

tuyến bã nhờn bị viêm

Biểu hiện viêm da bã nhờn ở trẻ em

  • Xuất hiện trên da đầu, có thể ở mí mắt, quanh mũi hoặc tai
  • Mảng bã dày, khô, có thể có dầu nhờn
  • Có màu vàng nhạt đến nâu, dễ bong đi theo thời gian

II. Tại sao tuyến bã nhờn bị rối loạn dẫn đến viêm?

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tuyến bã nhờn được đánh giá là khá phức tạp. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, căn bệnh này sinh ra không do lây nhiễm từ người này sang người khác và không phải một dạng dị ứng. Vấn đề vệ sinh cá nhân sạch hay bẩn cũng không ảnh hưởng tới việc mắc bệnh.

Quá trình hình thành vảy bã nhờn tích tụ trên da

Quá trình hình thành vảy bã nhờn tích tụ trên da

Các nghiên cứu đã chỉ ra một vài yếu tố tác động khiến cho bệnh dễ hình thành và trở nên trầm trọng hơn, bao gồm:

✘ Di truyền

Nếu thành viên trong gia đình bạn có tiền sử bị viêm da tiết bã hoặc bệnh vảy nến thì rất có thể bạn cũng có nguy cơ cao bị mắc triệu chứng này.

✘ Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới ẩm, đặc biệt là mùa xuân, hè hoặc thời điểm giao mùa khiến da bị khô, thiếu nước. Tuyến bã nhờn dưới da phải hoạt động mạnh, tiết nhiều dầu hơn để cân bằng độ ẩm trên da. Đây là môi trường thuận lợi để vi nấm gây ra viêm tuyến bã nhờn trên mặt phát triển.

✘ Nấm men

viêm tuyến bã nhờn ở mặt

Vi nấm malassezia soi dưới kính hiển vi

Nấm men tự nhiên luôn tồn tại trên da chúng ta. Người ta tìm thấy ở những người da nhiều dầu một loại vi nấm tên là malassezia. Trong quá trình bài tiết dầu thừa, các chất chuyển hóa trong loại nấm này có thể gây kích ứng và tạo nên phản ứng viêm trên da.

✘ Hệ thống thần kinh và miễn dịch

Người mắc bệnh HIV/AIDS, viêm tuyến thượng thận..., có hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc những người có vấn đề về hệ thần kinh như bệnh Parkinson, hội chứng Down, trầm cảm..., có nguy cơ bị viêm da tuyến bã nhờn cao hơn ở người khỏe mạnh có sức khỏe bình thường.

Ngoài ra, còn một số yếu tố gây bệnh khác bạn nên lưu ý như: Cơ địa, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, stress, người nghiện rượu...

III. Cách điều trị viêm tuyến bã nhờn hiệu quả

Vì đây là dạng bệnh mãn tính, cho nên cách điều trị tuyến bã nhờn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên bạn cần biết rằng các phương pháp chữa viêm da bằng nguyên liệu thiên nhiên thường không mang lại hiệu quả cao do chỉ can thiệp lên bề mặt da. Vì thế, sử dụng thuốc bôi đặc trị sẽ tốt hơn trong trường hợp này.

1.  Thuốc bôi chữa viêm da tuyến bã nhờn

Cùng là viêm tuyến bã nhờn nhưng mỗi vùng da lại sử dụng những hoạt chất kháng nấm khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng thuốc bôi rối loạn tuyến bã nhờn cho từng vùng da cụ thể.

a. Cách chữa viêm da tuyến bã nhờn ở mặt

Thuốc chữa viêm tuyến bã nhờn hiệu quả nhất là các loại thuốc Keratolytics (thuốc tiêu sừng) chứa các hoạt chất như: Acid salicylic, acid lactic, tretinoin...

cách làm giảm tuyến bã nhờn

Các loại thuốc và mỹ phẩm trị viêm tăng da tiết bã

➣ Hướng dẫn sử dụng

  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt có độ pH 4-6 dịu nhẹ và không gây kích ứng
  • Vỗ nước hoa hồng giúp cân bằng da
  • Bôi thuốc đặc trị, chú ý chỉ cần bôi một lớp mỏng
  • Để da khô tự nhiên sau 15 phút, bôi kem dưỡng ẩm nhẹ (tốt nhất không mùi)

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này, một số trường hợp da nhạy cảm có thể bị kích ứng dẫn đến nổi mụn đỏ, bong tróc nhiều hơn.

b. Cách làm giảm tuyến bã nhờn ở da đầu

Đối với da đầu, việc sử dụng dầu gội chứa hoạt chất tẩy rửa mạnh như: Sodium Lauryl Sulfate, cocamidopropyl betane, dimethicone..., sẽ làm kích ứng da dẫn đến viêm tuyến bã nhờn.

giảm tuyến bã nhờn

Dầu gội thuốc chứa thành phần chống nấm, giảm viêm và kích ứng da đầu

➣ Cách xử lý

  • Thay thế dầu gội đang dùng bằng các loại dầu hữu cơ hoặc có chiết xuất thiên nhiên lành tính
  • Sử dụng dầu gội thuốc chứa selenium sulfide, resorcin..., 1 lần/tuần và giảm tần suất khi thấy có dấu hiệu cải thiện.
  • Trong trường hợp nặng hơn, bôi các loại kem trị viêm da đầu và nấm tóc chứa ketoconazole, metronidazole, hoặc axit azelaic, dung dịch corticosteroids..., theo chỉ định của bác sĩ.

c. Trị rối loạn tuyến bã nhờn trên cơ thể

Nếu cơ thể bị viêm da tiết bã, bạn không nên sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc nhiều hương liệu. Thay vào đó nên làm sạch da bằng sản phẩm có thành phần kẽm pyrithione (ZPT), sau đó bôi kem dưỡng ẩm nhẹ.

Bạn cũng có thể làm mềm các vùng da bị tróc vảy hoặc viêm bằng các hoạt chất có tác dụng tẩy da chết, đẩy nhanh tốc độ thay mới tế bào như: Acid salicylic, sulfur (lưu huỳnh) hoặc chiết xuất than Tar.

✎ Lưu ý: Petroleum jelly (Sáp dầu) được khuyến cáo là không nên sử dụng đối với người bị viêm tuyến bã nhờn. Vì vậy, trong các sản phẩm chăm sóc và điều trị da, bạn nên bỏ qua loại thuốc có chứa thành phần này.

2. Cách giảm tuyến bã nhờn bằng thuốc uống

Sử dụng thuốc Đông y dạng uống không chỉ giảm dần các triệu chứng gây ra mụn tuyến bã nhờn mà còn giúp mát gan, tiêu độc, cải thiện chức năng gan thận hiệu quả, hạn chế tái phát bệnh.

Bài thuốc Đông y trị tuyến bã nhờn bị viêm

Bài thuốc Đông y trị tuyến bã nhờn bị viêm

➣  Các vị thuốc bao gồm:

  • Hà thủ ô 20g
  • Đương quy 20g
  • Hương hoạt 16g
  • Thổ phục linh 40g
  • Một sốvị thuốc khác: Ké đầu ngựa, sinh địa, huyền sâm, oai linh tiên

Sắc chung, cô đặc các vị thuốc. Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 3 lần.

IV. Cách hạn chế viêm tuyến bã nhờn ở mặt

Để hạn chế tuyến bã nhờn bị rối loạn sinh ra viêm, bạn nên lưu ý tới chế độ sinh hoạt và chăm sóc da như sau:

  • Tẩy da chết đều đặn 1-2 lần/tuần để loại bỏ bã nhờn và mảng bám dư thừa trên bề mặt da
  • Ngoài thuốc đặc trị, nên lựa chọn sản phẩm bôi ngoài da lành tính, dịu nhẹ để tránh kích ứng
  • Bổ sung đa dạng các loại rau củ và thực phẩm chứa Vitamin A, C, E giúp dưỡng ẩm, và tăng sức đề kháng cho da
  • Không dùng tay cậy các vảy da khô, lớp da non bên dưới rất nhạy cảm và dễ bị viêm, chảy máu

Mặc dù viêm tuyến bã nhờn khó chữa trị dứt điểm nhưng tránh xa căng thẳng, vui sống mỗi ngày cũng là một cách làm cho nội tiết tố không bị rối loạn, ảnh hưởng tới tuyến dầu dưới da. Vì thế,bạn hãy luôn giữ tinh thần thoải mái mỗi ngày để phòng tránh mọi bệnh tật nhé! Chúc bạn luôn xinh đẹp!


Ý kiến của bạn

BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

TƯ VẤN 24/7: 1900.6466

TIN LIÊN QUAN

Gọi tư vấn Nhận ưu đãi