Giải đáp tất tần tật những vấn đề xung quanh “Nặn mụn” với chuyên gia da liễu
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên nặn mụn cũng như nếu nặn thì nên thực hiện tại nhà hay đến Spa, thẩm mỹ viện? Cùng với chuyên gia da liễu Lê Thị Thủy, mọi vấn đề từ A – Z xung quanh “nặn mụn” sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
- I - Có nên Nặn mụn Đầu Đen hay không?
- II - Những loại mụn CÓ THỂ nặn và thời điểm nặn mụn phù hợp nhất
- III - Một số loại mụn tuyệt đối KHÔNG NÊN tự ý nặn
- IV - Hướng dẫn cách nặn mụn đầu đen Không Đau, An Toàn và Hiệu Quả nhất
- V - Nặn mụn xong nên làm gì không để lại sẹo và vết thâm?
- VI - Review một số địa chỉ nặn mụn ở Spa, thẩm mỹ uy tín và tốt nhất
I - Có nên Nặn mụn Đầu Đen hay không?
Mụn (còn được gọi là khối u nhỏ) là "vị khách không mời mà đến" khiến bất kể ai cũng lo sợ gặp phải. Việc nó xuất hiện trên da tác động xấu đến thẩm mỹ và khiến chúng ta khó chịu, stress đến mất ăn mất ngủ. Thế nhưng làm sao để xóa bỏ khối u nhỏ này thật nhanh chóng? Liệu rằng nên nặn mụn hay giữ yên cho đến khi nó tự hết? Tất cả những thắc mắc trên là băn khoăn của hầu hết mọi người, nhất là những ai bị nhọt lâu năm không đỡ.
Trứng cá, đầu đen, mụn bọc,... trên mặt có nên nặn bỏ không?
Theo chuyên gia Lê Thị Thủy - bác sĩ chuyên khoa Da liễu tại Spa Kangnam thì việc nặn mụn chỉ nên thực hiện đối với một số trường hợp nhất định. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân theo một số lưu ý bắt buộc về thời điểm nặn cũng như thao tác thực hiện để hạn chế tối đa tổn thương cho da cũng như tránh nhiễm khuẩn và lây lan nhiều hơn.
Vậy nên, có thể kết luận rằng nặn mụn nên hay không sẽ phụ thuộc vào kiểu và tình trạng nhọt. Sẽ có những dạng u không nên nặn đi nhưng ngược lại thì trong một số trường hợp, việc bóp mụn sẽ giúp cho quá trình chữa trị và khỏi nhanh chóng hơn.
II - Những loại mụn CÓ THỂ nặn và thời điểm nặn mụn phù hợp nhất
Theo ý kiến từ chuyên gia da liễu Lê Thị Thủy, một số dạng khối u nhỏ sau đây bạn có thể nặn bỏ phần cồi nhân mà không hề gây tổn thương cho da cũng như hỗ trợ thúc đẩy mụn nhanh khỏi hơn.
1. Mụn nhẹ, không viêm, không mủ
Nếu nốt nhọt trên da của bạn chỉ là trứng cá không có nốt bọc mủ thì hãy cân nhắc để nặn bỏ phần nhân ở sâu phía dưới. Việc loại bỏ cồi nhân trong trường hợp này có thể thực hiện một cách dễ dàng mà không sợ làm thương tổn đến các tế bào da cũng như hạn chế tối đa lây lan viêm nhiễm sang các vùng da bên cạnh.
2. Mụn nhỏ, mọc riêng rẽ và không tập trung thành đám
Những nốt nhọt nhỏ được mọc riêng từng cái một trên một vùng da cụ thể sẽ dễ dàng tác động và nặn bỏ dễ dàng hơn. Bởi vì, nếu các khối u mọc thành từng đám thì khi nặn bỏ từng nốt mụn trong đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính những ổ nhọt bên cạnh, khiến vùng da này có thể bị sưng tấy, kích ứng.
Mụn nhỏ, mọc đơn lẻ tại khu vực da an toàn thì có thể nặn bỏ
3. Mụn đã già, có phần cồi nhân trồi lên phía trên
Nếu mụn đã già và phần nhân có xu hướng trồi lên trên bề mặt thì việc nặn bỏ nó là rất cần thiết và nên được thực hiện ngay. Bởi một số nhân nếu không loại bỏ thì nó sẽ ở mãi dưới da và lâu dần tạo thành mụn ẩn, vi khuẩn có thể lan rộng và khiến da bạn nổi thêm nhiều ổ nhọt hơn.
4. Mụn mọc ở vị trí an toàn
Nếu xét khu vực trên cơ thể thì mụn mọc ở vùng má, giữa trán, lưng và mông là an toàn và có thể nặn bỏ. Ngoài ra, bạn cần chú ý một số những vị trí nguy hiểm khác chứa huyệt đạo thì không nên tác động đến để tránh gây ra những hệ lụy không mong muốn về sức khỏe. (Tham khảo thêm mục 6 phần III để biết chi tiết các khu vực nguy hiểm không nên nặn mụn)
Với tất cả các trường hợp trên bạn cần chú ý quan sát để chọn ra thời điểm nặn phù hợp. Một số dấu hiệu để nhận biết khối u nhỏ đã chín và có thể nặn bỏ đó là: đầu mụn khô lại, phần cồi nhân cứng và chui lên trên bề mặt da và nhân có màu vàng.
Nhân mụn chín và chuyển vàng là thời điểm nặn phù hợp nhất
III - Một số loại mụn tuyệt đối KHÔNG NÊN tự ý nặn
Bên cạnh những trường hợp u nhọt nhẹ có thể nặn bỏ thì một số trường hợp sau đây được cảnh bảo không nên động đến để tránh gây ra tổn hại đến các tế bào da mỏng manh cũng như không khiến tình trạng mụn phát triển nặng hơn.
1. Không nên nặn Mụn đinh râu
Mụn đinh râu là dạng u lớn, sưng thành cục to, phần đầu có ngòi và khiến chúng ta cảm thấy đau nhức. Nhọt đinh râu thường tập trung nhiều ở khu vực quanh miệng, dưới cằm hoặc một số vị trí nhạy cảm trên cơ thể.
Những nốt nhọt đinh râu sưng lớn tuyệt đối tránh nặn bỏ để không nguy hiểm cho sức khỏe
Việc nặn mụn đinh râu được các chuyên gia da liễu khuyến cáo không nên vì rất dễ gây nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể đi theo đường tĩnh mạch và khiến máu bị nhiễm trùng. Hệ quả nặng hơn nữa là tử vong nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời.
2. Mụn đầu trắng hình thành do sợi bã nhờn
Sợi bã nhờn vô cùng phổ biến ở quanh mũi hoặc cằm với hình dáng tia nhỏ trắng. Thực ra, đây là hiện tượng bình thường và đóng vai trò khá quan trọng trong thành phần của da, các chuyên gia da liễu khuyến cáo không nên lột bỏ chúng.
Việc vệ sinh da mặt hàng ngày cũng như tẩy da chết định kì mỗi tuần 1 - 2 lần sẽ hỗ trợ hạn chế sợi bã nhờn và cải thiện thẩm mỹ cho làn da.
Sợi bã nhờn có thể hạn chế bằng cách rửa sạch mặt và tẩy tế bào chết
3. Mụn bị sưng viêm tuyệt đối không nên nặn
Nếu gặp phải dạng u nhọt sưng to và tấy đỏ thì tuyệt đối không nên bóp hoặc tác động bất cứ hình thức nào vào khu vực ổ viêm. Bởi nếu không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thì có thể nhiễm trùng tại khu vực mụn viêm vô cùng lớn và thậm chí chúng có thể gây ra nhiều hệ lụy uvô cùng nặng nề.
Với trường hợp này, bạn chỉ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho khu vực ổ viêm, ngoài ra có thể sử dụng một số dạng kem thuốc làm dịu và xẹp nốt nhọt nhanh chóng nếu tình trạng mãi không cải thiện.
4. Không nặn Mụn nang, trứng cá bọc ác tính
Đối với những dạng nốt trứng cá ác tính hoặc mụn bọc bất chợt xuất hiện đi kèm với triệu trứng sốt nhẹ thì bạn cũng tránh tác động đến nó để đảm bảo an toàn. Việc động chạm hoặc nặn đều không được phép thực hiện trong thời gian này.
5. Mụn thịt, Cóc và mụn trâu cũng không nên nặn
Những đốm mụn này thường nổi lên theo những đám liti chung quanh vùng mắt, má hoặc mũi. Các gốc thịt ẩn sâu trong da và không thể loại bỏ triệt để chỉ với cách nặn mụn. Việc nặn bỏ u thịt chỉ có thể làm biến mất ngày một ngày hai, sau đó chúng lại xuất hiện bình thường trở lại.
Trường hợp làn da nổi mụn gạo, lẹo,... cũng không được phép nặn bỏ
Ngoài ra, nặn mụn thịt còn có thể khiến cho các nhọt lan rộng hơn và tổn hại đến các tế bào da bên dưới. Do đó, nếu gặp phải dạng nhọt này thì không nên tự ý nặn bỏ mà cần đến các địa chỉ thẩm mỹ lớn để đốt bỏ bằng công nghệ Laser hiện đại.
6. Mụn mọc tại những vị trí nguy hiểm
Hãy tránh nặn mụn tại những khu vực nguy hiểm như ở lỗ tai, quanh miệng, môi, cằm, gần mắt hoặc thậm chí ở vùng kín. Bởi những vị trí này khá gần với dây thần kinh và khi thao tác nặn quá mạnh sẽ rất dễ ảnh hưởng và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe như méo miệng, liệt cơ mặt,...
IV - Hướng dẫn cách nặn mụn đầu đen Không Đau, An Toàn và Hiệu Quả nhất
Tùy vào tình trạng mụn nặng hay nhẹ mà bạn có thể lựa chọn phương pháp nặn mang lại hiệu quả nhất cho mình. Phần này chúng tôi đưa ra 2 giải pháp khắc phục mụn mà bạn có thể tham khảo.
1. Đi nặn mụn đầu đen, mụn mủ, trứng cá cứng đầu lâu năm ở Spa
Việc nặn đốm đầu đen, trứng cá có mủ,... nên được thực hiện tại những cơ sở spa, thẩm mỹ hoặc bệnh viện lớn để đảm bảo các điều kiện về vô trùng cũng như dễ dàng kiểm soát được mức độ tác động phù hợp vi làn da. Nhất là với những dạng mụn nặng, chữa lâu năm không khỏi thì việc tìm đến spa, thẩm mỹ để nặn là điều nên làm càng sớm càng tốt.
Hiện nay, một số bệnh viện thẩm mỹ lớn tại Hà Nội, TpHCM áp dụng các công nghệ trị mụn hiện đại có khả năng hỗ trợ giảm đau và làm sạch sâu nhân phía trong da đồng thời thúc đẩy tế bào mới tăng sinh để giúp bình phục làn da bị mụn, mang đến sự căng da và tươi trẻ sau một liệu trình điều trị phù hợp.
Ánh sáng sinh học đang là giải pháp tối ưu nhất trong điều trị và làm sạch sâu nhân mụn
> Xem thêm: Giải pháp trị dứt điểm mọi loại mụn trứng cá, đầu đen, bọc, mủ,...
2. Cách nặn mụn đầu đen ở mũi đúng cách với que nặn ngay tại nhà
Ngoài việc nặn và chữa tại Spa để đảm bảo an toàn và ít gây thương tổn thì một số dạng u nhọt nhỏ, nhẹ cũng có thể tự xử lý bằng tay tại nhà. Tuy nhiên, nếu nặn mụn tại nhà thì bạn cần phải nặn đúng cách và đảm bảo một số điều kiện nhất định sau đây:
- Vệ sinh mặt sạch sẽ bằng các sản phẩm skincare. Nên sử dụng nước ấm để mở rộng các tuyến nang lông.
- Tay rửa với xà bông để đảm bảo yếu tố vệ sinh tốt nhất trước khi nặn.
- Sử dụng đồ bảo hộ tay y tế hoặc dùng gạc để quấn đầu ngón tay để cách ly với vùng da mụn.
- Dùng tay hoặc que nặn ấn nhẹ nhàng từ ngoài vào để đồn lực đẩy nhân lên.
- Đến khi nhân trồi lên thì dùng tăm bông gạt bỏ chúng ta ngoài, sau đó sát khuẩn lại khu vực vừa nặn bằng nước muối sinh lý.
Hãy giữ cho làn da cách ly với bụi bẩn khi mới nặn để tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời, đợi đến khi nốt nhọt khô thì bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc các loại kem thuốc bôi đặc trị giúp hạn chế thâm sẹo để lại.
Đối với dụng cụ sử dụng như nhíp gắp, cây nặn mụn 2 đầu hoặc que nặn innisfree thì bạn cần mua ở những địa chỉ uy tín, được kiểm duyệt chặt chẽ về chất liệu làm ra nó. Một số dạng kim nặn mụn y tế đạt chuẩn hiện nay có bán tại các hiệu thuốc cũng như một số cửa hàng thiết bị chuyên về thiết bị y tế.
V - Nặn mụn xong nên làm gì không để lại sẹo và vết thâm?
Ngoài những vấn đề quan trọng đã giải đáp chi tiết trên đây thì các bác sĩ da liễu Kangnam còn nhận được rất nhiều thắc mắc khác về nặn mụn. Mọi băn khoăn sẽ tiếp tục được chuyên gia Lê Thị Thủy tháo gỡ ngay sau đây.
1. Nặn mụn xong có nên rửa mặt để làm lành vết nặn?
Việc bóp mụn chắc chắn sẽ gây tổn thương đến da và làm chảy máu tại khu vực ổ nhọt. Theo cơ chế phản xạ bình thường của cơ thể thì huyết tương (phần dịch vàng nhạt) sẽ được tiết ra để ngăn máu ngừng chảy cũng như chống lại các tác nhân bụi bẩn từ môi trường, tránh nhiễm trùng vết thương.
Do đó, trong 5 giờ đầu tiên sau khi nặn bạn tránh tuyệt đối việc rửa mặt để không làm mất đi huyết tương bảo vệ da. Nếu rửa mặt ngay sau khi vừa thực hiện nặn mụn có thể ra máu nhiều hơn và vết thương khả năng cao sẽ bị nhiễm trùng.
Hãy rửa hoặc xông hơi mặt sau 5 giờ kể từ khi nặn mụn để tránh nhiễm trùng và chảy ra máu nhiều hơn
2. Nặn mụn lúc có kinh như thế nào?
Tình trạng mọc thêm nhiều mụn khi đến kì "đèn đỏ" xảy ra rất phổ biến ở chị em. Bởi trong thời gian này hormone nổi tiết tố tăng sinh đáng kể và có thể gây ra một số rối loạn bên trong người - tác nhân chính gây ra trứng cá.
Tuy nhiên, cách xử lý tối ưu nhất đối với những nốt nhọt mọc trước và trong thời điểm kinh nguyệt này không phải là nặn. Bạn nên đợi đến khi nhân già (khoảng 1 tuần sau đó) rồi áp dụng các cách nặn mụn phù hợp.
3. Đi nặn mụn xong về kiêng ăn gì?
Khi nặn bỏ u nhọt xong thì chắc chắn điều khiến bạn lo lắng nhất là liệu rằng nó có để lại sẹo thâm không bởi vì nếu hết nhân cồi phía dưới nhưng ghi dấu bằng "vết tích" phía trên thì việc nặn hoàn toàn là vô nghĩa.
Vì thế, sau khi nặn mụn đầu đen, trứng cá hay bất kì dạng nhọt nào khác thì hãy chú ý kiêng một số món như: thịt gà, thịt bò, đồ tanh (cá, hải sản, trứng), đồ nếp, xôi hay những đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ. Việc làm này sẽ giúp vết thương nhanh hồi phục và hạn vết thâm cũng như sẹo xấu xuất hiện.
Một số đồ ăn bắt buộc phải kiêng để không bị sẹo sau khi nặn mụn
4. Sau khi nặn mụn đầu đen có nên dùng mỹ phẩm không?
Việc skincare sau khi nặn mụn cần đặc biệt chú ý để không gây tổn thương cho da, ngay cả những sản phẩm dưỡng da hàng ngày và mỹ phẩm make up cũng cần có những điều kiện nhất định.
Trong 2 tuần đầu tiên sau khi nặn, hãy hạn chế không trang điểm cũng như dùng các vật dụng điều trị da để đảm bảo làn da có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Chỉ những sản phẩm sau đây được phép sử dụng cho da mới nặn mụn:
- Sữa rửa mặt: Hãy áp dụng sản phẩm dịu nhẹ có chức năng chính là làm sạch da. Độ pH ở mức trung bình (4 - 4,5) là thích hợp nhất cho da mụn.
- Mặt nạ: Hãy dùng các loại mặt nạ cung cấp nước, làm dịu và bình phục da. Nhưng hãy đảm bảo không có vết thương nặng trên da khi đắp mặt nạ.
- Toner: Bước này giúp da cân bằng và làm sạch tận gốc mọi vi khuẩn trên da nên không thể bỏ qua. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý chọn loại toner dịu nhẹ không cồn.
- Kem chống nắng: Bạn có thể "say no" với kem nền, phấn phủ, phấn má nhưng không thể bỏ qua kem chống nắng nếu phải ra ngoài đường vào ban ngày. Bước này sẽ giúp làn da tránh được tác nhân "nguy hiểm" là ánh nắng mặt trời.
VI - Review một số địa chỉ nặn mụn ở Spa, thẩm mỹ uy tín và tốt nhất
Như đã nói ở trên thì việc tìm đến những spa, thẩm mỹ viện hoặc bệnh viện uy tín là cách tốt nhất để chữa dứt điểm các loại mụn lâu năm, viêm nặng. Quá trình nặn đạt chuẩn tại những địa chỉ này sẽ đảm bảo vô trùng và có thể lấy hết những nhân cồi lưu lại ở sâu dưới da.
Ở TpHCM, Hà Nội hay những thành phố lớn như Đà Nẵng, Nha Trang không thiếu những địa chỉ thẩm mỹ, spa nặn mụn an toàn được nhiều tín đồ làm đẹp đánh giá cao. Ngoài việc tìm hiểu về review nặn mụn có tốt không tại cơ sở này thì mức giá nặn bao nhiêu tiền cũng là một trong những tiêu chí được nhiều người cân nhắc.
Chi phí nặn và hiệu quả là những yếu tố quan trọng nhất khi tìm kiếm địa chỉ nặn mụn ở đâu tốt
Hiện nay, có những cơ sở spa, thẩm mỹ quảng cáo nặn mụn giá sinh viên nhằm thu hút nhiều khách hàng. Liệu rằng có nên tin tưởng các spa trị mụn giá rẻ? Giá rẻ có đồng nghĩa với dịch vụ kém chất lượng? Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều người bởi ai cũng muốn tìm kiếm một cơ sở vừa tốt, vừa an toàn và hiệu quả nhưng chi phí bỏ ra lại thấp. Tuy nhiên, đa số là giá cả sẽ tương đồng với chất lượng. Vì thế bạn phải thật sự cảnh giác với những spa quảng cáo mức giá "quá thấp" so với thị trường.
Trên diễn đàn thẩm mỹ, chị Mai Anh (Gò Vấp, tpHCM) chia sẻ có đi điều trị lăn kim tại một spa nặn mụn quận 7. Ban đầu, chị quyết định chọn lựa vì spa này có mức giá sinh viên hấp dẫn, phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân. Tuy nhiên, sau khi đến trải nghiệm thực tế thì chị hoàn toàn sốc với dịch vụ ở đây. Không những cơ sở vật chất và các dụng cụ nặn trông không được sạch sẽ mà kĩ thuật viên tay nghề vụng về, thiếu chuyên nghiệp. Sau buổi đầu nặn mụn, mặt chị Mai Anh sưng đỏ 3 ngày không đỡ khiến chị "sợ phát khiếp" và phải đến bệnh viện để khám ngay với bác sĩ da liễu.
Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp mụn nặng
Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp khách hàng bị sưng viêm nặng, tụ máu đen do nặn mụn sai cách ở những spa chui, không giấy phép. Tình trạng da mặt bị tàn phá và nhiễm trùng nặng nề khiến các bác sĩ Kangnam phải lên một phác đồ điều trị dài với liệu trình nhiều buổi, vừa kết hợp chiếu ánh sáng sinh học Nano Skin, vừa sử dụng tinh chất I - peel để đẩy nhân sâu phía dưới và giải quyết ổ viêm, vết thâm do mụn để lại. Da càng "bung bét" thì thời gian cũng như chi phí điều trị tương ứng càng cao.
Vậy mới thấy việc tìm kiếm một cơ sở nặn mụn uy tín thực sự vô cùng quan trọng. Hãy ưu tiên yếu tố chất lượng trước khi xét đến vấn đề về giá bởi có lẽ không ai muốn "chữa lợn lành thành lợn què", "tiền mất tật mang" sau những kinh nghiệm được nhiều chia sẻ.
[Xem thêm] VIDEO pha nặn mụn đầu đen kinh dị nhất thu hút hơn 16 triệu lượt xem trên Youtube
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chuyên gia da liễu Kangnam về nặn mụn và một số tip chăm sóc da an toàn sau khi nặn. Nếu cần tư vấn thêm về các giải pháp chữa trị mụn triệt để, bạn có thể đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ Kangnam qua Hotline 1900.6466 hoặc để lại thắc mắc theo form dưới đây.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466